Đại Từ Là Gì Lớp 7. Phân Loại Và Ví Dụ Đại Từ

admin Last updated on: May 13, 2023

Xem 1,089

Cập nhật thông tin chi tiết về Đại Từ Là Gì Lớp 7. Phân Loại Và Ví Dụ Đại Từ mới nhất ngày 02/03/2021 trên website Zdungk.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 1,089 lượt xem.

Tìm hiểu bài học đại từ là gì? Khái niệm, tác dụng và các ví dụ về đại từ. Những kiến thức cơ bản cần thiết để hiểu về bài học. Một số kiến thức bên dưới chỉ có giá trị tham khảo, mong nhận được sự đóng góp ý kiến của giáo viên và các bạn học sinh.

Khái niệm đại từ

Đại từ là các từ ngữ được dùng để xưng hô hay dùng để thay thế các danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu, với mục đích tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.

– Đại từ nhân xưng (dùng để xưng hô), dùng chỉ ngôi, đại diện hay thay thế cho danh từ. Gồm có 3 ngôi:

+ Trong ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,…

+ Trong ngôi thứ hai (chỉ người nghe): cậu, các cậu, …

+ Trong ngôi thứ ba (chỉ người không có trong giao tiếp nhưng được nhắc đến trong giao tiếp): họ, hắn, bọn nó, chúng nó,…

Ngoài các đại từ nhân xưng phổ biến còn có các danh từ làm từ xưng hô ví dụ như trong quan hệ gia đình như ông, bà, anh, chị, em, con, cháu,… trong các nghề nghiệp hoặc chức vụ riêng như bộ trưởng, thầy giáo, luật sư,…

– Đại từ sử dụng với mục đích hỏi (nghi vấn). Như hỏi về người, vật (là ai, cái gì,…),hỏi về nơi chốn, hỏi về thời gian, hỏi về tính chất sự vật, hỏi về số lượng…

– Đại từ thay thế các từ khác nhằm tránh việc lặp từ hoặc không muốn đề cập trực tiếp.

Căn cứ vào chức năng thay thế sẽ chia thành:

– Đại từ thay thế cho danh từ. Ví dụ như: chúng tôi, chúng mày, họ, chúng,…

– Đại từ thay thế động từ, tính từ. Ví dụ: thế, vậy, như thế, như vậy…

– Đại từ thay thế cho số từ. Ví dụ bao, bao nhiêu…

Theo SGK lớp 7, đại từ sẽ chia làm 2 loại:

– Đại từ để trỏ: trỏ từ, trỏ sự vật (đại từ xưng hô) (tôi, tao, ). Trỏ số lượng. Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.

– Đại từ để hỏi: hỏi về người, sự vật. Hỏi về số lượng. Hỏi hoạt động, tính chất, sự việc.

Vai trò trong câu

Các đại từ trong câu vừa có thể là chủ ngữ, vị ngữ, hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.

Đại từ cũng có thể trở thành thành phần chính trong câu , đại từ không làm nhiệm vụ định danh. Phần lớn các đại từ có chức năng trỏ và mục đích thay thế .

Đại từ để trỏ người sự vật: đã về chưa ?

Đại từ để trỏ số lượng: Chúng ta nên làm việc nghiêm túc.

Đại từ để hỏi số lượng: Có bao nhiêu sinh viên tham gia đại hội ?

Đại từ để hỏi hoạt động tính chất sự việc: Diễn biến câu chuyện ra sao ?

Bài tập đại từ

Một số bài tập đại từ không có trong SGK, mời các bạn học sinh theo dõi và thực hành.

Bài 1:

Xác định đại từ “tôi” trong câu đảm nhiệm chức năng ngữ pháp gì?

a) Tôi đang học bài ở nhà thì bạn Phong đến.

b) Người được lớp học biểu dương là tôi.

c) Cả nhà đều yêu mến tôi.

d) Anh chị tôi học rất giỏi.

e) Trong lòng tôi, cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.

Bài 2:

Tìm đại từ xuất hiện trong câu:

Trong giờ ra chơi, Bình hỏi An

– An ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh ? (câu 1)

– Tớ đạt điểm 10, còn cậu mấy điểm ?- Bình nói (câu 2)

– Tớ cũng thế. (câu 3)

Bài 3:

Thay thế từ hoặc cụm từ bằng đại từ thích hợp trong các câu bên dưới,.

a) Một con sói đang khát nước, con sói tìm thấy một cái lọ.

b) Nam đi qua cây cầu, Nam vô ý đánh rơi một chiếc dép.

c)

– Bắc ơi! Hôm nay cậu được mấy điểm môn toán?

– Tớ được 10 điểm. Còn cậu được mấy điểm?

– Tớ cũng đạt 10 điểm.

Lời giải:

Bài 1:

a) Tôi là Chủ ngữ trong câu: Tôi đang học bài ở nhà thì bạn Phong đến.

b) Tôi là vị ngữ trong câu: Người được lớp học biểu dương là tôi.

c) Tôi là Bổ ngữ trong câu: Cả nhà đều yêu mến tôi.

d) Tôi là Định ngữ trong câu: Anh chị tôi học rất giỏi.

e) Tôi là Trạng ngữ trong câu: Trong lòng tôi, cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.

Bài 2:

– Trong câu 1 từ bạn thay thế cho từ An.

– Trong câu 2 “tớ” thay thế cho An, “cậu’ thay thế cho Bình.

– Trong câu 3 “tớ” thay thế cho An, còn “thế” thay thế cho đạt điểm 10,

Câu 3:

c) Thay cụm từ “được mấy điểm” bằng “thì sao”; cụm từ “được 10 điểm” phía dưới thành “cũng vậy”.

– Tớ được 10 điểm. Còn cậu “thì sao”?

– Tớ “cũng vậy”.

Phía dưới còn rất nhiều thuật ngữ cần thiết trong môn ngữ văn. Các bạn nhớ đón xem.

Bạn đang xem bài viết Đại Từ Là Gì Lớp 7. Phân Loại Và Ví Dụ Đại Từ trên website Zdungk.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Related posts

Acp Nghĩa Là Gì? Từ Viết Tắt Của Acp

Acp Nghĩa Là Gì? Từ Viết Tắt Của Acp

Liên quan Giải Vbt Vật Lý Lớp 6 – Xem 36,036 Giải bài tập môn Vật lý 6 Giải...

Thông Tin Chuyển Đổi Ngoại Tệ Thái Lan
 Mới Nhất

Thông Tin Chuyển Đổi Ngoại Tệ Thái Lan Mới Nhất

Video clip Chuyên đề chênh lệch tỷ giá theo ttư 200 – kế toán tài chính – kế toán...

Thông Tin Co Nen Doi Ngoai Te O Ngan Hang
 Mới Nhất

Thông Tin Co Nen Doi Ngoai Te O Ngan Hang Mới Nhất

Rong Nho Biển Bao Nhiêu Một Ký – Xem 18,018 Đai Nịt Bụng Của Mỹ – Xem 16,236 Rong...

Thông Tin Cơ Chế Tỷ Giá Hối Đoái Cố Định Là Gì
 Mới Nhất

Thông Tin Cơ Chế Tỷ Giá Hối Đoái Cố Định Là Gì Mới Nhất

Rong Nho Biển Bao Nhiêu Một Ký – Xem 18,117 Đai Nịt Bụng Của Mỹ – Xem 16,335 Rong...

Công Việc Của Nhân Viên Quản Lý Sản Xuất Là Làm Gì?

Công Việc Của Nhân Viên Quản Lý Sản Xuất Là Làm Gì?

Giá Hột Xoàn Kim Lý – Xem 26,311,725 Gia Vang 96 O Khanh Hoa Hom Nay – Xem 2,004,948...

Thông Tin Bảng Tỷ Giá Chứng Khoán
 Mới Nhất

Thông Tin Bảng Tỷ Giá Chứng Khoán Mới Nhất

Video clip Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 26/9/2020 | tỷ giá đô la hôm nay | tỷ giá...